Một số hình ảnh bình dân của Sài Gòn xưa (65-75) - Phần 1

Một số hình ảnh bình dân của Sài Gòn xưa (65-75) - Phần 1

Có con kênh Charner, kéo dài từ vàm Bến Nghé đến thành Gia Định. Hai bờ kênh là hai con đường rộng (đường Rigault de Genouilly và đường Quảng Đông). Dưới kênh, tàu ghe neo đậu khá tấp nập. Cái tên “kênh đào Charner” biến mất vào năm 1887, khi người Pháp cho lấp kênh và sáp nhập hai con đường lại thành đại lộ Charner. Chính là đại lộ Nguyễn Huệ ngày nay với hàng loạt cao ốc, khách sạn, dịch vụ hiện đại, hoành tráng và sang trọng.

Có ngôi trường Áo Tím (tên chính thức là Trường Nữ học đường Sài Gòn, xây năm 1913), sau được đổi tên thành trường Trung Học Gia Long một thời nỗi tiếng, sau 1975 csvn đổi lại tên trường NTMK. Bức ảnh chụp cảnh những nữ sinh mặc áo dài, đoan trang, kín đáo và khiêm nhường của thiếu nữ Việt Nam.

Một SàiGòn “Hòn Ngọc Viễn Đông” xưa, sầm uất thân thương; một SàiGòn với một góc quán cà phê đơn sơ ở trung tâm SàiGòn; gánh hàng rong của người đàn ông đội nón Tàu to bành, quần xắn đến đầu gối; cảnh sinh hoạt bên bờ sông Sài Gòn đầu thập niên 70; những chiếc taxi, xích lô, xe ngựa …

Những tòa nhà, con đường, kênh rạch, khu chợ, bến xe với con người, cảnh sinh hoạt, buôn bán … ở từng thời điểm, ở nhiều góc nhìn đã “mang” quá khứ về trong hiện tại một cách khá toàn vẹn. Đó là một Sài Gòn xưa, nhưng tấp nập và thân thiện, lặng lẽ và trung thành. Giờ đây, SàiGòn xưa xa mà gần, lạ mà quen. Những đổi thay qua một vài chi tiết, hình ảnh nào đó trong cùng một con đường, một tòa nhà, một góc phố, bến cảng … vẫn còn giữ lại những nét, những hình trong hiện tại.

Xem để nhớ, để tiếc hơn cho một Sài Gòn xưa trang trọng, năng động và thân thiện, một thời được mệnh danh “SàiGòn Hòn Ngọc Viễn Đông”. Tạo vật đổi thay. Nhanh như chớp mắt! Một Sài Gòn cổ xưa đã lùi xa, rất xa … chỉ còn lại một tp.hcm ngày nay xô bồ, bề bộn, nắng bụi mù, mưa ngập nước, đường xá nham nhở như những mảnh vá trên áo của “Phi Thiên Vũ” nhân vật chính của tuồng cải lương “Áo Vũ Cơ Hàn”.

 
Thương xá Tax

Phố SàiGòn












Bến Bạch Đằng


Bên hông chợ Bến Thành


Bên hông Quốc Hội

 Click vào xem tiếp phần 2

VIETTHUC

Tài Liệu

100 tài liệu quan trọng nhất của Hoa Kỳ

Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ Một tờ báo Mỹ vừa đúc kết danh sách 100 tài liệu quan trọng nhất của nước Mỹ. Tài liệu đứng thứ 100 rất ít người Mỹ biết đến. Mặc dù Cục Văn Khố Quốc Gia Hoa Kỳ nhanh chóng bắt kịp thời đại kỹ thuật số, giảm bớt giấy tờ, nhưng cơ quan này vẫn còn là nơi lưu trữ các...

Một số hình ảnh bình dân của Sài Gòn xưa (65-75) - Phần 4

Đường Nguyễn Huệ trước Noel 1965 một tháng Ban nhạc trẻ trường Lasan Taberd Nhà Thờ Đức Bà 1965 Nước_fontaine 1962 -1963 Đường Phan Thanh Giản Phi Trường Tân Sơn Nhất 1965 Đường Phố Chợ Lớn Đường Tạ Thu Thâu Đường Phố SàiGòn Rạp Casino ĐaKao (đang chiếu phim “Độc Thủ Đại Hiệp” do...

Một số hình ảnh bình dân của Sài Gòn xưa (65-75) - Phần 3

Cổng Phi Trường Tân Sơn Nhất 1965 Công Trường Con Rùa Đường Tự Do Dọc Bến Bạch Đằng Đường Phan Thanh Giản (Đ.B.Phủ) – Cao Thắng Đường ra phi trường Tân Sơn Nhất Đường Bùi Viện – Q1 (Khu tây ba lô bây giờ) Đường Pasteur Q1 Ngã tư Lê Lợi – Pasteur Lê Lợi – Nguyễn Trung Trực Khu vực Ngã 5...

Một số hình ảnh bình dân của Sài Gòn xưa (65-75) - Phần 2

Bến sông Hàm Tử Buôn Bán – Hàng Rong Bưu Điện SàiGòn Bưu Điện Chợ Lớn Cầu vượt Quách Thị Trang Cầu Tân Cảng Cầu Trương Minh Giảng – Chợ Trương Minh Giảng Cây xăng Hồ bơi Thương xá Tax Chợ Bình Tây Phố SàiGòn Đinh Tiên Hoàng – Cầu Bông Chợ Hoa Ngày Tết 1967 Mặt sau Chợ...

Một số hình ảnh bình dân của Sài Gòn xưa (65-75) - Phần 1

Có con kênh Charner, kéo dài từ vàm Bến Nghé đến thành Gia Định. Hai bờ kênh là hai con đường rộng (đường Rigault de Genouilly và đường Quảng Đông). Dưới kênh, tàu ghe neo đậu khá tấp nập. Cái tên “kênh đào Charner” biến mất vào năm 1887, khi người Pháp cho lấp kênh và sáp nhập hai con đường lại...

<< 1 | 2 | 3 | 4 | 5 >>

Topic: Một số hình ảnh bình dân của Sài Gòn xưa (65-75)

No comments found.

New comment